Cố Vấn Tài Chính
Mô tả công việc Cố Vấn Tài Chính
Cố vấn tài chính giúp khách hàng hiểu và cải thiện tài chính của họ. Lời khuyên này thường có thể bao gồm thông tin về các khoản đầu tư, chính sách bảo hiểm và thuế. Để làm điều này, cố vấn tài chính thường gặp gỡ khách hàng, thiết lập mục tiêu của họ và thực hiện nghiên cứu. Cố vấn tài chính trình bày những kết quả nghiên cứu của mình với khách hàng để giúp khách hàng phát triển chiến lược tài chính cá nhân. Họ giám sát tình trạng đầu tư và tài chính của khách hàng và có thể đưa ra lời khuyên về bảo hiểm, thế chấp, tiết kiệm cho đại học, lập kế hoạch bất động sản, thuế và hưu trí. Các cố vấn tài chính dành nhiều thời gian để nghiên cứu và phân tích các cơ hội đầu tư. Để đạt được thành công, các cố vấn tài chính cần có hiểu biết sâu rộng về thị trường đầu tư và khả năng xác định cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ đầu tư tốt nhất.
Các cố vấn tài chính cần có kiến thức chuyên môn về hiệu suất thị trường và chiến lược đầu tư, nhưng họ cũng phải có kỹ năng con người tốt. Phần lớn công việc là theo dõi dữ liệu và dự đoán hiệu suất cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ khác trong tương lai. Các cố vấn tài chính cần có khả năng áp dụng tư duy phản biện này vào nhu cầu của khách hàng. Hầu hết họ sẽ làm việc với khách hàng vì vậy đòi hỏi phải có một kỹ năng giao tiếp tốt. Sự thành thạo với phần mềm bảng tính, chẳng hạn như Microsoft’s Excel rất quan trọng đối với công việc này.
Tóm lại, con đường tốt nhất để bắt đầu trong lĩnh vực này là các cố vấn tài chính cần có bằng cử nhân tài chính, kinh tế và kế toán. Có được bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hoặc bằng thạc sĩ tài chính sẽ giúp dễ dàng thăng tiến hoặc tìm khiếm khách hàng.
Nhiệm vụ chung của Cố Vấn Tài Chính
- Nghiên cứu thị trường
- Phân tích thị trường
- Chiêu mộ và thu hút khách hàng
- Đánh giá nhu cầu và mục tiêu của khách hàng
- Đề xuất các chiến lược
- Thực thi các chiến lược
- Giám sát tài khoản
- Xác định các cơ hội mới
- Tuân theo các quy định của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước
Kỹ năng:
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Kỹ năng phát triển kinh doanh.
- Nghiên cứu.
- Quản lý tài sản.
- Tư duy phân tích.
- Giao tiếp giữa các cá nhân.
- Định hướng chi tiết.
Bằng cấp: phổ biến nhất là bằng cấp về kinh doanh, tài chính, hoặc thậm chí là luật.